Bệnh lý tiền sản giật là một trong những loại bệnh lý liên quan đến thai nghén ở các chị em phụ nữ, các mẹ đang mang thai. Bệnh lý có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho cả mẹ và thai nhi nếu không điều trị kịp thời. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin thật chính xác về bệnh lý tiền sản giật.
Bệnh tiền sản giật là gì?
Để giúp các mẹ bầu có thể hiểu rõ hơn về bệnh tiền sản giật và biết cách phòng tránh cũng như có những kiến thức xử lý kịp thời những triệu chứng bất thường của tiền sản giật, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu bệnh lý tiền sản giật là gì. Tiền sản giật được biết đến như là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do thai nghén diễn ra trong ba tháng cuối của thai kỳ. Quá trình này sẽ xuất hiện từ tuần thứ 20 trong thai kỳ, về thông thường chúng sẽ xuất hiện với ba triệu chứng đó chính là tăng huyết áp, protein niệu và phù.
Nội dung hữu ích: Bảng cân nặng thai nhi bệnh viện Từ Dũ bà bầu cần nắm rõ
Bệnh lý tiền sản giật là một trong những giai đoạn xảy ra trước khi lên cơn sản giật. Giai đoạn sản giật có thể kéo dài liên tục từ và giờ, vài ngày, thậm chí là vài tuần hoặc chỉ là một chút thoáng qua tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tuy bệnh lý tiền sản giật thường hay xuất hiện với các chị em phụ nữ đang mang thai, thế nhưng nếu các mẹ bầu không có kiến thức kịp thời thì có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề cho cả mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiền sản giật
Cho đến nay, vẫn rất nhiều chuyên gia chưa hiểu rõ về nguyên nhân của bệnh lý tiền sản giật. Thế nhưng có một số các yếu tố sau đây có thể góp phần dẫn đến sự xuất hiện của bệnh lý tiền sản giật ở các phụ nữ mang thai chẳng hạn như:
Thai phụ bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, mẹ bầu có tiền sử mắc các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc các bệnh tự miễn như lỡ ngoài da trước đó. Hoặc cũng có thể là nguyên nhân do có người thân trong nhà như bà, mẹ, cô dì hay chị em ruột đã có bệnh lý tiền sản giật trước đó.
Một trong những yếu tố gây ra bệnh tiền sản giật có thể là do bị bệnh béo phì, thừa cân trong thai kỳ. Hay đó có thể là phản xạ trong căn tử cung trong đa thai, thai to hoặc do thiếu máu cục bộ tử cung.
Nên xử lý bệnh tiền sản giật như thế nào?
Để có thể phòng ngừa bệnh tiền sản giật trong quá trình mang thai, các mẹ có thể đăng ký quản lý thai nghén để bác sĩ có thể dễ dàng chuẩn đoán tiền sản giật bằng cách thường xuyên kiểm tra huyết áp và xét nghiệm prrotein trong nước tiểu mỗi lần khám thai.
Ngoài ra các mẹ cũng cần phải đảm bảo có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các chất prôtêin, nên thường xuyên bổ sung canxi và các vitamin phù hợp. Không những vậy, nếu có phát hiện sớm về bệnh tiền sản giật nên điều trị kịp thời để ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra trong quá trình bị tiền sản giật.
Nội dung hữu ích: Các mẹ cần lưu ý trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt ?
Không chỉ thế các mẹ cũng cần phải chăm sóc bản thân liên tục trong suốt quá trình thai kỳ, nên xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật khi thay từ 12 đến 14 tuần tuổi để có thể dùng thuốc dự phòng khi có kết quả bị tiền sản giật nguy cơ cao.
Trên đây là một số thông tin về bệnh lý tiền sản giật mà các mẹ bầu có thể tham khảo. Mong rằng qua bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ bầu một nguồn kiến thức hữu ích giúp các chị và các mẹ có thể bảo vệ mình và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Hãy truy cập vào trang web beyeume.vn để có thể tham khảo thật nhiều bài viết hữu ích cho mẹ và bé nhé.