Ở mỗi tuần tuổi của thai nhi bé sẽ có những sự phát triển về chiều cao và cân nặng khác nhau. Làm thế nào để các mẹ có thể biết được bé có đang phát triển tốt nhất hay không? Bảng cân nặng thai nhi bệnh viện Từ Dũ là một thước đo để mẹ biết được thai nhi đang trong tình trạng như thế nào để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn.
Điều gì ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Cân nặng thai nhi là một biểu hiện để mẹ bầu có thể biết được bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không, tình trạng sức khỏe của bé như thế nào để có thể điều chỉnh kịp thời trong thời gian thai kỳ giúp bé phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên cân nặng của thai nhi thường bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nếu thể trạng của mẹ gầy yếu và không đủ sức khỏe thì cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, cân nặng của thai nhi vì bé chịu ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ.
Đối với những mẹ mắc các bệnh lý trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố khiến cân nặng của thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này cơ thể của mẹ sẽ không đầy đủ dinh dưỡng để bé có thể tiếp nhận và khiến bé suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng thai kỳ của mẹ cũng là một yếu tố liên quan đến cân nặng của bé. Khi cơ thể mẹ được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu thì thai nhi sẽ tiếp nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn và tăng cân tốt nhất.
Các vấn đề khi cân nặng thai nhi phát triển bất thường
Cân nặng thai nhi được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Đối với những bé phát triển gần bằng hoặc có xê xích so với bảng cân nặng thai nhi bệnh viện Từ Dũ thì điều này không đáng lo. Vì một số bé có chiều cao và cân nặng tương ứng với gen bố mẹ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu bé có cân nặng không hợp lý và phát triển thấp hơn nhiều so với cân nặng tiêu chuẩn thì điều này cho biết bé đang gặp vấn đề về thiếu chất dinh dưỡng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
Còn đối với những bé có chiều cao và cân nặng vượt qua những mức tiêu chuẩn bình thường thì điều này cho thấy bé đang gặp tình trạng thừa cân. Vấn đề này gây khó khăn cho mẹ khi chuyển dạ và lúc sinh thường phải chỉ định mổ để an toàn cho bé lẫn mẹ.
Trong những lần thăm khám theo định kỳ, các bác sĩ sẽ giúp mẹ biết rõ tình trạng thai nhi như thế nào, sức khỏe của bé ra sao, cân nặng và chiều cao của bé có phát triển bình thường hay không để có những giải pháp hợp lý nhất.
Bài viết nổi bật: Có mẹ nào thử que 1 vạch mà vẫn có thai?
Bảng cân nặng thai nhi bệnh viện Từ Dũ
Tuần tuổi | Chiều dài | Cân nặng | Tuần tuổi | Chiều dài | Cân nặng |
Tuần thứ 1 | Thai ở giai đoạn hình thành
|
Thai ở giai đoạn hình thành
|
Tuần thứ 21 | 25,6 cm | 360 gam |
Tuần thứ 2 | Thai ở giai đoạn hình thành
|
Thai ở giai đoạn hình thành
|
Tuần thứ 22 | 27,8 cm | 430 gam |
Tuần thứ 3 | Tuần thứ 23 | 28,9 cm | 501 gam | ||
Tuần thứ 4 | Tuần thứ 24 | 30cm | 600 gam | ||
Tuần thứ 5 | Phát triển hệ thần kinh | Phát triển hệ thần kinh | Tuần thứ 25 | 34,6 cm | 660 gam |
Tuần thứ 6 | Phát triển hệ thần kinh | Phát triển hệ thần kinh | Tuần thứ 26 | 35,6 cm | 760 gam |
Tuần thứ 7 | Thai hoàn thiện | Thai hoàn thiện | Tuần thứ 27 | 36,6 cm | 875 gam |
Tuần thứ 8 | 1,6 cm | 1 gam | Tuần thứ 28 | 37,6 cm | 1005 gam |
Tuần thứ 9 | 2,3 cm | 2 gam | Tuần thứ 29 | 38,6 cm | 1153 gam |
Tuần thứ 10 | 3,1 cm | 4 gam | Tuần thứ 30 | 39,9 cm | 1319 gam |
Tuần thứ 11 | 3,1 cm | 7 gam | Tuần thứ 31 | 41,1 cm | 1502 gam |
Tuần thứ 12 | 5,4 cm | 14 gam | Tuần thứ 32 | 42,4 cm | 1702 gam |
Tuần thứ 13 | 7,4 cm | 23 gam | Tuần thứ 33 | 43,7 cm | 1918 gam |
Tuần thứ 14 | 8,7 cm | 43 gam | Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 gam |
Tuần thứ 15 | 10,1 cm | 70 gam | Tuần thứ 35 | 46,2 cm | 2383 gam |
Tuần thứ 16 | 11,6 cm | 100 gam | Tuần thứ 36 | 47,4 cm | 2622 gam |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 gam | Tuần thứ 37 | 48,6 cm | 2859 gam |
Tuần thứ 18 | 14,2 cm | 190 gam | Tuần thứ 38 | 49,8 cm | 3083 gam |
Tuần thứ 19 | 15,3 cm | 240 gam | Tuần thứ 39 | 50,7 cm | 3288 gam |
Tuần thứ 20 | 16,4 cm | 300 gam | Tuần thứ 40 | 51,2 cm | 3462 gam |
Các vấn đề bà bầu lưu ý để thai nhi có cân nặng tiêu chuẩn
Trong suốt quá trình thai kỳ từ 3 tháng đầu đến những tháng sau, ở mỗi giai đoạn lượng dinh dưỡng tăng liên tục. Do đó bà bầu cần phải bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cần thiết, các loại đạm để tăng cân và phát triển toàn diện cho thai nhi.
Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm dinh dưỡng thì các bà bầu cũng cần phải lưu ý trong việc bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để tăng cường những dưỡng chất, sự trao đổi chất cho cả mẹ và bé, giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.
Trên đây là những thông tin về bảng cân nặng thai nhi bệnh viện Từ Dũ mà bà bầu cần nắm rõ để biết được tình trạng thể chất, sự phát triển của thai nhi như thế nào. Việc nắm rõ các chỉ số này sẽ giúp mẹ có sự điều chỉnh tốt nhất để mang lại sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Để có thêm các thông tin hữu ích về sức khỏe và các cách chăm sóc cho bé yêu tốt nhất, các mẹ có thể ghé qua trang web: beyeume.vn để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguồn tham khảo tại: https://beyeume.vn/